Tìm hiểu về cơ cấu nâng hạ bằng khí nén

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén được sử dụng cho các thiết bị nâng hạ hàng hóa, máy móc. Tuy nhiên, so với cơ cấu nâng hạ thủy lực thì cơ cấu khí nén có nguyên lý vận hành, cấu tạo, tải trọng khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cơ cấu này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

cơ cấu nâng hạ bằng khí nén
Cầu trục sử dụng cơ cấu nâng hạ bằng khí nén

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén

Các thiết bị nâng hạ bằng khí nén hoạt động dựa trên các phần tử khí nén để nâng tải. Cơ cấu nâng hạ này có khả năng tự động hóa cao nên năng suất lao động được nâng cao. Tuy nhiên cấu tạo của các thiết bị này khá phức tạp, chiều cao và trọng tải nâng không lớn.

Mục đích sử dụng của các thiết bị có cơ cấu nâng hạ bằng khí nén đều có tác dụng nâng chuyển các vật nặng được dễ dàng, thuận tiện hơn. Từ đó giúp nâng cao năng suất và giảm nhẹ sức lao động của con người.

Dựa vào đặc điểm của quá trình vận chuyển vật liệu, thiết bị nâng hạ bằng khí nén được chia làm hai loại chính:

– Máy nâng (máy trục): là thiết bị có quá trình làm việc có chu kỳ lặp đi lặp lại. Một chu kỳ công tác bao gồm thời gian có tải và thời gian chạy không tải. 

+ Máy nâng đơn giản: Chỉ có thực hiện một chuyển động công tác là nâng – hạ vật. Ví dụ như các loại kích, tời, palăng xích, vận thăng xây dựng,…

+ Máy trục dạng cầu: như cầu trục, cổng trục. Đối với các loại thiết bị này, ngoài chuyển động nâng – hạ còn có các chuyển động tịnh tiến ngang – dọc để di chuyển vật nặng đến vị trí yêu cầu. 

+ Cầu trục các loại: Trong quá trình di chuyển vật nặng được thực hiện nhờ cơ cấu quay cần hoặc thay đổi khẩu độ của cần.

– Máy vận chuyển liên tục: vật liệu được vận chuyển theo từng dòng liên tục.

Dựa vào đặc điểm quá trình vận chuyển mà thiết bị nâng hạ bằng khí nén được chia làm nhiều loại

So sánh cơ cấu nâng hạ bằng khí nén và thủy lực

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén

– Có tốc độ nâng nhanh, tốc độ hạ thường chậm hơn so với nâng thủy lực. 

– Với cơ cấu nâng hạ bằng khí nén cần phải máy nén khí để hoạt động; người dùng phải tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng.

– Tải trọng, thiết kế, chiều cao nâng – hạ bị hạn chế so với bàn nâng thủy lực.

– Không có chi tiết điện nên có thể làm việc ở môi trường ẩm thấp, hoặc môi trường nhạy cảm về an ninh phòng cháy như nhà máy hóa chất, sản xuất vải vóc, dệt may…

Khi mất điện

– Chỉ vận hành được khi còn hơi trong máy nén khí/bình tích khí.

– Xuống bình thường, bởi bàn nâng khí nén 100% phải có cơ cấu xả hơi.

– Hệ thống nâng khí nén có cơ cấu đơn giản, bộ phận quan trọng nhất là bóng khí có tuổi thọ cao (4-6 năm) và có thể thay thế dễ dàng.

– Thiết bị có cơ cấu nâng hạng bằng khí nén được sử dụng phổ biến tại các gara sửa xe với quy mô dân dụng.

– Giá thành của các thiết bị nâng hạ bằng khí nén cũng rẻ hơn so với bàn nâng dùng điện – thủy lực, nhất là ở phân khúc nâng hạng nặng.

Cầu nâng rửa xe 1 trụ sử dụng cơ cấu nâng hạ thủy lực
Cầu nâng rửa xe 1 trụ sử dụng cơ cấu nâng hạ thủy lực

Cơ cấu nâng hạ thủy lực – dùng điện

– Quá trình nâng hạ với tốc độ trung bình., ít có chênh lệch tốc độ khi nâng – hạ.

– Các thiết bị dùng cơ cấu nâng hạ thủy lực được ứng dụng phổ biến vì dễ mua, dễ sử dụng, chỉ cần cắm điện là chạy.

– Hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào điện và dầu thủy lực. Bởi vậy mà các thiết bị nâng hạ thủy lực không phù hợp sử dụng trong môi trường có yêu cầu an ninh nghiêm ngặt như phòng cháy.

Khi mất điện:

– Có thể dùng được nếu bàn nâng xe máy được trang trang bị cơ cấu đạp chân (bàn nâng điện đặt chìm không có đạp chân).

– Vẫn có thể sử dụng được nếu bàn nâng có trang bị cơ cấu xả dầu. Nếu không, khách hàng có thể phải “khiêng xe xuống” nếu mất điện. 

– Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén hoạt động dựa vào bơm dầu thủy lực, kèm mô tơ, kích nâng. Ví dụ như cầu nâng ô tô chất lượng cao sẽ dùng ty nâng (xi-lanh thủy lực) chuyên dụng.

– Bàn nâng xe máy dùng điện hay cầu ben nâng 1 trụ thủy lực có giá tầm trung. Đối với những phân khúc nâng hạng nặng, sản phẩm có giá rất cao. 

Chắc hẳn qua những thông tin trên đây sẽ giúp người dùng có thêm thông tin về cơ cấu nâng hạ khí nén và thủy lực. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại comment dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *